(Trích "Những bức thư gửi cô em họ" do tác giả dịch từ tiếng An Nam) (1)
Ở Pari (2) có một vùng, cô em họ thân mến của tôi ạ, tự một mình nó nó trình diễn ra được đủ bộ mặt và đủ tâm lý của cả Pari, cả nước Pháp, cả vũ trụ. Ai muốn nghiên cứu tình hình xã hội thời buổi ta ngày nay, thì chỉ cứ đi ngang vùng này mà thôi là đáng giá cả một pho sách lớn cỡ bách khoa toàn thư vậy.
Vùng gồm ba xóm chính, là Êtoan, Batinhon, Êpinét. Cô vốn có trí tưởng tượng phong phú, nên tôi chắc thế, chỉ cần đọc tên mấy xóm đó là cô đã đoán ra được thứ bậc xã hội của những nhóm này rồi. Tôi ở đây như đang nghe thấy cô tự thì thầm với mình: Êpinét, Êpinét - Những cái Gai con! cuộc sống ở đây hẳn phải chật vật lắm, gai góc lắm. Còn Êtoan - Ngôi sao, cái đó hẳn phải là nơi cư ngụ của những kẻ diễm phúc, có đặc quyền đặc lợi; một Bồng Lai tiên cảnh chứ gì nữa.
Vâng, cô em họ nhỏ của tôi ơi, cô đoán đã gần gần đúng thế đấy, ấy nhưng tôi vẫn cứ phải tả cho cô thấy cái sang trọng của bên này và cái đau khổ của phía kia, sang trọng ra sao, đau khổ ra sao thì cái đầu óc xinh xắn của cô chẳng thấy nổi nó mênh mang đến thế nào đâu.
Xóm Êtoan thì bắt đầu với Khải hoàn môn. ấy là một đài kỷ niệm nguy nga dựng lên để ghi nhớ tài danh quân phiệt của Napôlêông. Bây giờ thì nó dùng làm mồ chôn một người lính không tên tuổi chết trong đại chiến.
Read more
Từ khi Đảng Cộng sản Pháp đã thừa nhận 21 điều kiện của Mátxcơva (1) và gia nhập Quốc tế thứ ba (2), Đảng đã tự đặt cho mình một nhiệm vụ đặc biệt khó khăn trong số các nhiệm vụ khác: chính sách thuộc địa. Đảng không thể thoả mãn với những bản tuyên ngôn chỉ thuần là bằng tình cảm và không có kết quả gì như thời Quốc tế thứ nhất (3) và Quốc tế thứ hai (4) nữa, mà cần phải có một kế hoạch hoạt động chính xác, một chính sách có hiệu quả và thiết thực.
Trong vấn đề này, Đảng gặp nhiều khó khăn hơn mọi vấn đề khác, và đây là những khó khăn chủ yếu:
Read more
Trong vấn đề này, Đảng gặp nhiều khó khăn hơn mọi vấn đề khác, và đây là những khó khăn chủ yếu:
Read more
"Càng học càng thấy mình dốt", đó là câu ngạn ngữ châu á, câu ngạn ngữ đó trái với thông thường, không phải là một trò Tàu, mà là một chân lý chung rộng.
Ví như ông Giôdép Caiô, cựu Thủ tướng, một nhà lý tài ngoại ngạch, một nhà văn không phải tồi, không phải tương đối tồi như Anhxtanh nói, sau khi đã cai trị 40 triệu dân Pháp, đã giỡn với hàng triệu, hàng tỷ bạc, đã viết sách viết vở, rồi một buổi sáng nọ, bỗng gãi điên cuồng - không phải là gãi tóc, vì ông ta không có tóc - mà là gãi tai, đồng thời tự hỏi và hỏi người khác: châu Âu sẽ đi tới đâu đây? Nước Pháp sẽ đi tới đâu đây? Câu hỏi tuy có vẻ quá giản đơn, nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải đáp. Và có thể còn phải chờ lâu mới giải đáp được, trừ phi...
Này, ngài Thủ tướng, xin ngài cho tôi biết chân của châu Âu và chân của nước Pháp ở chỗ nào, tôi sẽ nói ngài hay châu Âu và nước Pháp đi tới đâu!
Read more
Ví như ông Giôdép Caiô, cựu Thủ tướng, một nhà lý tài ngoại ngạch, một nhà văn không phải tồi, không phải tương đối tồi như Anhxtanh nói, sau khi đã cai trị 40 triệu dân Pháp, đã giỡn với hàng triệu, hàng tỷ bạc, đã viết sách viết vở, rồi một buổi sáng nọ, bỗng gãi điên cuồng - không phải là gãi tóc, vì ông ta không có tóc - mà là gãi tai, đồng thời tự hỏi và hỏi người khác: châu Âu sẽ đi tới đâu đây? Nước Pháp sẽ đi tới đâu đây? Câu hỏi tuy có vẻ quá giản đơn, nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải đáp. Và có thể còn phải chờ lâu mới giải đáp được, trừ phi...
Này, ngài Thủ tướng, xin ngài cho tôi biết chân của châu Âu và chân của nước Pháp ở chỗ nào, tôi sẽ nói ngài hay châu Âu và nước Pháp đi tới đâu!
Read more
Nóng bức! Một cái nóng bức mà chỉ chúng tôi, những người Nam Kỳ và những người hân hạnh được ông Utơrây bảo hộ, mới được đặc ân hưởng thụ. Mặt trời nắng đổ hột. Các bạn có biết mặt trời đổ hột là gì không? Trong phương ngữ của chúng tôi, điều đó có nghĩa là tác động của nóng bức dữ dội đến mức mà luôn luôn bạn thấy trước mắt có một cái gì rơi như mưa nhưng đáng lẽ là nước thì là những hạt lửa.
Các vách tường của nhà thờ Sài Gòn nóng bỏng lên như những mảng tường của địa ngục. Cột thiên lôi ánh lên như một lưỡi lê vấy máu và sẵn sàng xuyên thủng da trời bị nấu chín theo nghĩa đen của từ.
Từ sáng đến giờ chẳng có một người khách nào! Tôi đã đói và tôi uốn mình khó khăn trong khung hình chữ nhật hợp thành cái ách cho con vật - hình người là người kéo xe tay. Hai gọng của chiếc xe đè nặng lên cánh tay tôi và bánh xe thì kêu rên rỉ như thể chúng khát nước.
Read more
Các vách tường của nhà thờ Sài Gòn nóng bỏng lên như những mảng tường của địa ngục. Cột thiên lôi ánh lên như một lưỡi lê vấy máu và sẵn sàng xuyên thủng da trời bị nấu chín theo nghĩa đen của từ.
Từ sáng đến giờ chẳng có một người khách nào! Tôi đã đói và tôi uốn mình khó khăn trong khung hình chữ nhật hợp thành cái ách cho con vật - hình người là người kéo xe tay. Hai gọng của chiếc xe đè nặng lên cánh tay tôi và bánh xe thì kêu rên rỉ như thể chúng khát nước.
Read more
Hãy yêu mến nước Pháp, người bảo hộ các anh.
Đó là bài tập viết mà người ta dạy chúng tôi viết kiểu chữ rông (1), kiểu nửa giống chữ rông và nửa giống chữ Anh (2), kiểu chữ gôtích từ lớp ABC cho đến bậc tiểu học trong những trường học hiếm có ở Đông Dương. Những trường học hiếm có này đến mức phải hơn một trăm quán rượu và thuốc phiện mới có một trường học. Các nhà khai hoá của chúng ta kiếm được trên 21.000.000 đồng bạc Đông Dương, tức là hơn 139.000.000 phrăng bằng cách bán các chất độc này. Các anh có biết họ chi cho giáo dục trong một năm là bao nhiêu không? 172.000 đồng bạc Đông Dương!
Dòng chữ Hãy yêu mến nước Pháp, người bảo hộ các anh được viết bằng chữ to màu trắng trên nền đen của một tấm các tông chạy dài dằng dặc, treo trong tất cả các lớp học, cứ ám ảnh chúng tôi một cách êm ái. Sung sướng thay cho những cái đầu An Nam nhỏ bé được chiêm ngưỡng những dòng chữ yêu nước này, đương nhiên là yêu nước với những kẻ đi nhồi sọ và bắt buộc phản quốc đối với những người bị nhồi sọ.
Tôi nhớ tới những người anh em họ tôi muốn vào một trong những thiên đường trường học, đã phải chạy chọt đủ kiểu, gửi hết đơn này đến đơn khác cho quan khâm sứ, quan công sứ, cho quan giám đốc trường quốc học và cho thày giáo chính của trường tiểu học. Đương nhiên là anh chẳng nhận được một sự phúc đáp nào. Một hôm, anh đánh bạo đến mức đích thân mang đơn viết cho thầy giáo chính, một người Pháp, ở trường mà tôi đã được đặc ân học trước đó ít lâu. Quan đốc của chúng ta thấy anh cả gan như thế, liền quát lên: "Ai cho phép mày tới đây?" rồi xé vụn lá đơn trước những cặp mắt ngơ ngác của cả lớp học.
Điều đó nói cho anh biết cái người cai trị chúng ta truyền bá nền giáo dục vô thần và nguyên lý cộng hoà trong các thuộc địa như thế nào.
Chúng ta đã từng biết những người mà nước Pháp gửi sang Đông Dương để dạy cho người An Nam yêu mến nước Pháp, yêu mến [sic] nước Pháp như những đứa trẻ yêu mến mẹ nó, bởi vì, nước Pháp là tổ quốc thứ hai của toàn cầu, là "nước Mẹ" của người An Nam, có phải thế không?
Nhật ký hành quân của một tên thực dân kể lại với chúng ta:
Read more
Đó là bài tập viết mà người ta dạy chúng tôi viết kiểu chữ rông (1), kiểu nửa giống chữ rông và nửa giống chữ Anh (2), kiểu chữ gôtích từ lớp ABC cho đến bậc tiểu học trong những trường học hiếm có ở Đông Dương. Những trường học hiếm có này đến mức phải hơn một trăm quán rượu và thuốc phiện mới có một trường học. Các nhà khai hoá của chúng ta kiếm được trên 21.000.000 đồng bạc Đông Dương, tức là hơn 139.000.000 phrăng bằng cách bán các chất độc này. Các anh có biết họ chi cho giáo dục trong một năm là bao nhiêu không? 172.000 đồng bạc Đông Dương!
Dòng chữ Hãy yêu mến nước Pháp, người bảo hộ các anh được viết bằng chữ to màu trắng trên nền đen của một tấm các tông chạy dài dằng dặc, treo trong tất cả các lớp học, cứ ám ảnh chúng tôi một cách êm ái. Sung sướng thay cho những cái đầu An Nam nhỏ bé được chiêm ngưỡng những dòng chữ yêu nước này, đương nhiên là yêu nước với những kẻ đi nhồi sọ và bắt buộc phản quốc đối với những người bị nhồi sọ.
Tôi nhớ tới những người anh em họ tôi muốn vào một trong những thiên đường trường học, đã phải chạy chọt đủ kiểu, gửi hết đơn này đến đơn khác cho quan khâm sứ, quan công sứ, cho quan giám đốc trường quốc học và cho thày giáo chính của trường tiểu học. Đương nhiên là anh chẳng nhận được một sự phúc đáp nào. Một hôm, anh đánh bạo đến mức đích thân mang đơn viết cho thầy giáo chính, một người Pháp, ở trường mà tôi đã được đặc ân học trước đó ít lâu. Quan đốc của chúng ta thấy anh cả gan như thế, liền quát lên: "Ai cho phép mày tới đây?" rồi xé vụn lá đơn trước những cặp mắt ngơ ngác của cả lớp học.
Điều đó nói cho anh biết cái người cai trị chúng ta truyền bá nền giáo dục vô thần và nguyên lý cộng hoà trong các thuộc địa như thế nào.
Chúng ta đã từng biết những người mà nước Pháp gửi sang Đông Dương để dạy cho người An Nam yêu mến nước Pháp, yêu mến [sic] nước Pháp như những đứa trẻ yêu mến mẹ nó, bởi vì, nước Pháp là tổ quốc thứ hai của toàn cầu, là "nước Mẹ" của người An Nam, có phải thế không?
Nhật ký hành quân của một tên thực dân kể lại với chúng ta:
Read more
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)